Hướng dẫn cài đặt máy in Canon 2900
12 tháng 8, 2021 bởi
Nguyễn Vũ An Khánh
| Chưa có bình luận


Hướng dẫn cài đặt máy in Canon 2900

Canon Laser Shot LBP 2900/2900B là một máy in có thiết kế rất phù hợp với một văn phòng nhỏ, sử dụng cho gia đình và cho cá nhân của bạn. Đồng thời nó được trang bị đầy đủ các tính năng ưu việt nhất, sản phẩm này mang đến sự hoàn hảo ở từng chi tiết: từ thiết kế, hộp mực in lớn, cho ra bản in chất lượng ở độ phân giải cao lên tới 2400 X 600 dpi, với thời gian in cực nhanh. Trong bài viết này, Toàn Nhân sẽ hướng dẫn chi tiết cách tải driver cho từng hệ điều hành mà bạn đang sử dụng cũng như cách cài đặt cho máy in Canon 2900 của bạn một cách chi tiết nhất.

Mời bạn xem nhanh bài viết tại đây:

Hướng dẫn cài đặt máy in Canon 2900

1.1 Xác định hệ điều hành đang sử dụng

Để dễ dàng cho việc cài đặt dòng máy in Canon 2900 thì việc đầu tiên chúng ta cần là xác định được mình đang sử dụng là hệ điều hành gì? Phiên bản 32 bit (x86) hay 64 bit (x64) bằng cách:

Trên màn hình Desktop, click chuột phải lên biểu tượng This PC (đối với Windows 8, Windows 10) hoặc My Computer (đối với Windows XP, Windows 7):

Sau đó chọn Properties, lúc này sẽ hiện ra một cửa sổ:

Windows Edition: là phiên bản hệ điều hành Windows đang sử dụng.

System type: là phiên bản 32 bit (x86) hay 64 bit (x64)

1.2 Chuẩn bị bộ source cài đặt cho máy in Canon 2900

Việc xác định hệ điều hành giúp chúng ta chọn source bộ cài đặt phù hợp nhất, tối ưu nhất để cài đặt hiệu quả nhất:

1.2.1 Tải bộ cài đặt bằng đĩa CD/DVD

Nếu máy tính của bạn có ổ đĩa quang đọc được DVD-Rom thì bạn Chọn bỏ đĩa driver kèm theo máy vào và tiến hành cài đặt.

1.2.2. Tải driver trên mạng (không cần đĩa driver)

Ngày nay, công nghệ sử dụng ổ đĩa quang không còn phổ biến nữa, các hãng máy tính hầu như đã lượt bỏ bớt những phụ kiện không cần thiết, thì ổ đã quang DVD-Rom cũng không ngoại lệ. Vì thế cho nên, khi không có đĩa cài đặt thì bạn cần tải/ download driver và bộ cài đặt / Bộ phần mềm/ chương trình cài đặt trên mạng.

Bạn mở trình duyệt Web Browser: Google Chrome/ Mozilla Firefox/ Internet Explorer(IE)/Cốc Cốc….vô Google.com - rồi nhập vào ô tìm kiếm dòng chữ “canon 2900 driver”: chữ hoa, chữ thường đều được.

Dưới đây là 2 đường link download driver cho 2 phiên bản 32 bit và 64 bit, các bạn chú ý khi bấm vào link này hệ thống sẽ tự detect ra phiên bản hệ điều hành tương ứng, khi đó các bạn chỉ cần chọn đúng link là được.

Phiên bản dành cho Windows 64 bit

Phiên bản dành cho Windows 32 bit

Link download:

1.3. Lưu ý trước khi cài đặt

Đối với các dòng máy in canon thì các thao tác trên các hệ điều hành (win XP, win 7, win 8, win 10) được thực hiện tương tự như nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn thực hiện trên Win 10.

Đối với hệ điều hành Windows 10, khi cắm cáp in vào cổng USB của máy tính, thì hệ điều hành sẽ tự nhận driver, chương trình điều khiển của máy in bạn không cần phải cài đặt vì hệ hiều hành Windows 10 đã tích hợp sẵn một số driver của nhiều hãng khác nhau.

Nhưng bạn lưu ý, driver mặc định của Windows chỉ cho phép chúng ta in ở dạng bản in nháp (draft), nên bản in sẽ bị mờ hơn so với driver gốc của hãng và hạn chế một số tùy chỉnh. Vì thế bạn nên tải và cài đặt driver của chính hãng để bản in đạt chất lượng in tốt nhất và sẽ tùy chỉnh được một số tính năng hiệu quả.

1.4. Bắt đầu cài đặt

  • 1.4.1 Cài trên hệ điều hành Win Xp 

  • 1.4.2 Cài trên hệ điều hành Win 7 32/64 bit 

  • 1.4.3 Cài trên hệ điều hành Win 8 32/64 bit 

  • 1.4.4 Cài trên hệ điều hành Win 10 64 bit 

Lưu ý: cách cài trên các HDH Win XP, Win 7, Win8, Win 10, cũng như phiên bản 32 bit hay 64bit hoàn toàn giống nhau!

Chỉ khác nhau ở bộ drivers và bộ cài đặt! Giao diện cửa sổ cũng hoàn toàn giống nhau, các bạn cứ xem những hình bên dưới mà thao tác nhé!

Bây giờ bạn mở thư mục chứa file cài đặt Driver vừa tải về. Click đúp chuột vào file “Setup.exe” để bắt đầu quá trình cài đặt nhé.

Bước 1: Khi tiến trình cài đặt bắt đầu diễn ra, các bạn chỉ việc bấm chọn Next để tiếp tục.

Bước 2: Chọn vào Yes để đồng ý các điều khoản sử dụng của nhà sản xuất.

Bước 3: Cửa sổ CAPT Printer Driver như ở trên, dòng thứ 2 là Install with USB Connection đã được chọn. Bạn click tiếp vào Next để tiếp tục.

Bước 4: Hộp thoại thông báo Warning mở lên bạn click chọn tiếp vào Yes như hình trên để tiếp tục nhé.

Bước 5: Ở tiến trình này, bạn phải chắc chắn là dây USB từ máy in đã được kết nối với máy tính. Lúc này quá trình cài đặt vẫn đang tiếp diễn.

Và khi quá trình cài đặt hoàn thành, hộp thoại như hình trên mở lên.

Bạn nhấp chọn vào Restart My Computer Now và click Exit, máy tính sẽ tự động khởi động lại.

Sau khi hoàn thành quá trình cài đặt Driver cho máy in Canon LBP2900 bạn chỉ cần khởi động lại máy tính của mình để hoàn tất quá trình cài đặt thành công máy in.

Bây giờ bạn có thể in ấn mọi loại tài liệu của mình bằng máy in vừa được cài đặt xong rồi. Công việc còn lại của bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + P để bắt đầu in văn bản ra giấy thôi.

2. Cách khắc phục lỗi không cài được driver máy in Canon 2900

Khi cài máy in canon 2900 phát sinh lỗi không cài được nguyên nhân có thể từ bộ source cài đặt, máy in chưa bật, máy in chưa cắm cáp USB kết nối giữa máy in và máy tính, Cáp in USB lỗi, hư. Máy tính bị giới hạn quyền cài đặt, hệ điều hành lỗi, nhiễu virus, và còn rất nhiều nguyên nhân, bạn từng bước kiểm tra và loại trừ những khả năng xảy ra và khắc phục dễ dàng.

Bước 1: Bạn nhập từ khóa services trong giao diện thanh tìm kiếm để truy cập phần quản lý dịch vụ trên máy tính.

Bước 2: Giao diện mới hiện ra, bạn chuyển sang trạng thái Start trong services Windows Installer hoặc nếu đang ở chế độ Start thì bạn chuyển sang Restart để khởi động lại. Bạn click và chọn Start.

Bạn thực hiện kiểm tra Service Print Spooler và tiến hành chuyển sang chế độ Start.

Bước 3: Bạn click file setup.exe với quyền Administrator để cài driver Canon LBP 2900 trên Windows.

Chỉ cần làm theo 3 bước theo hướng dẫn trên là bạn đã có thể khắc phục lỗi cài đặt máy in Canon LBP 2900/2900B trên Windows thành công rồi. Trường hợp cài đặt driver máy in lại mà không thể sử dụng được máy in thì bạn cần tiến hành reset máy tính rồi cài đặt lại driver.

3. Cách cài đặt máy in Canon 2900 in qua mạng (chia sẻ in qua mạng)

3.1 Phải tắt tính năng tường lửa (firewall)

Trước khi thực hiện thao tác chia sẻ in qua mạng bạn cần lưu ý phải chú ý tắt tường lửa theo các bước sau.

Bước 1: Trên thanh taskbar, nhấn chuột phải vào biểu tượng tìm kiếm và gõ "Firewall.cpl" như ảnh minh hoạ bên dưới.

Bước 2: Sau đó chọn tiếp" Turn off windows Firewall (not recommended) => OK.

Bước 3: Trên thanh taskbar, nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng chọn Network and Sharing Center chọn Change Advanced sharing settings.

Bước 4: Sau đó, các bạn nhấn vào tùy chọn Turn off password protected sharing trong mục Password protected sharing rồi nhấn vào Save changes để lưu cấu hình. Việc làm này sẽ loại bỏ bước đăng nhập user khi máy trạm khác muốn kết nối với máy in.

3.2 Tiến hành cài đặt chia sẻ qua mạng cho máy in Canon 2900

Sau khi thực hiện các bước tắt tường lửa như trên thì chúng ta sẽ tiến hành cài đặt chia sẻ in qua mạng theo các bước sau.

Bước 1: Trong cửa sổ Devices and Printers, click chuột phải vào máy in cần chia sẻ chọn Printer properties.

Bước 2: Lúc này hộp thoại mới mở ra, các bạn chọn tab Sharing rồi check dấu kiểm vào dòng Share this printer sau đó bấm Apply => OK.

Bước 3: Trong hệ thống mạng LAN, nhiều máy tính sẽ sử dụng nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau. Khi máy con kết nối qua máy chủ sẽ bắt add driver đúng phiên bản của hệ điều hành đang sử dụng, nên bạn phải thao tác việc này ở từng máy con. Bước này chỉ thao tác 1 lần trên máy chủ, thì máy con cài đặt sẽ tự add driver trong quá trình kết nối.

3.3 Truy cập máy tính khác để lấy dữ liệu cần in:

Để truy cập máy tính khác để lấy dữ liệu trong cùng hệ thống, bạn có thể vào máy tính trong mạng LAN thông qua việc nhập tên máy trên hộp Run.

Bước 1: Bấm đồng thời biểu tượng Windows + R để mở hộp Run trên Windows 10.

Bước 2: Trên hộp, nhập biểu tượng “Tên máy” rồi bấm Enter.

Khi đó, bạn sẽ thấy các thư mục mà thiết bị bạn vừa nhập có chia sẻ. Tùy theo tính bảo mật đã được setup trước đó mà các thư mục đó có thể đòi mật khẩu hoặc để chế độ công khai.

Bài viết này, Toàn Nhân hướng dẫn chi tiết quá trình cài đặt, khắc phục các lỗi thường gặp cũng như cách chia sẻ in qua mạng của máy in Canon LBP2900/2900B trên Windown. Đối với các Driver của tất cả các loại máy in khác được cài đặt tương tự.

Lưu ý một điều đối với các bạn là mỗi hệ điều hành chỉ tương thích với Driver máy in nhất định. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tự cài đặt Driver máy in trên máy tính của mình dễ dàng.

1.1 Xác định hệ điều hành đang sử dụng

Để dễ dàng cho việc cài đặt dòng máy in Canon 2900 thì việc đầu tiên chúng ta cần là xác định được mình đang sử dụng là hệ điều hành gì? Phiên bản 32 bit (x86) hay 64 bit (x64) bằng cách:

Trên màn hình Desktop, click chuột phải lên biểu tượng This PC (đối với Windows 8, Windows 10) hoặc My Computer (đối với Windows XP, Windows 7):

Sau đó chọn Properties, lúc này sẽ hiện ra một cửa sổ:

Windows Edition: là phiên bản hệ điều hành Windows đang sử dụng.

System type: là phiên bản 32 bit (x86) hay 64 bit (x64)

1.2 Chuẩn bị bộ source cài đặt cho máy in Canon 2900

Việc xác định hệ điều hành giúp chúng ta chọn source bộ cài đặt phù hợp nhất, tối ưu nhất để cài đặt hiệu quả nhất:

1.2.1 Tải bộ cài đặt bằng đĩa CD/DVD

Nếu máy tính của bạn có ổ đĩa quang đọc được DVD-Rom thì bạn Chọn bỏ đĩa driver kèm theo máy vào và tiến hành cài đặt.

1.2.2. Tải driver trên mạng (không cần đĩa driver)

Ngày nay, công nghệ sử dụng ổ đĩa quang không còn phổ biến nữa, các hãng máy tính hầu như đã lượt bỏ bớt những phụ kiện không cần thiết, thì ổ đã quang DVD-Rom cũng không ngoại lệ. Vì thế cho nên, khi không có đĩa cài đặt thì bạn cần tải/ download driver và bộ cài đặt / Bộ phần mềm/ chương trình cài đặt trên mạng.

Bạn mở trình duyệt Web Browser: Google Chrome/ Mozilla Firefox/ Internet Explorer(IE)/Cốc Cốc….vô Google.com - rồi nhập vào ô tìm kiếm dòng chữ “canon 2900 driver”: chữ hoa, chữ thường đều được.

Dưới đây là 2 đường link download driver cho 2 phiên bản 32 bit và 64 bit, các bạn chú ý khi bấm vào link này hệ thống sẽ tự detect ra phiên bản hệ điều hành tương ứng, khi đó các bạn chỉ cần chọn đúng link là được.

Phiên bản dành cho Windows 64 bit

Phiên bản dành cho Windows 32 bit

Link download:

1.3. Lưu ý trước khi cài đặt

Đối với các dòng máy in canon thì các thao tác trên các hệ điều hành (win XP, win 7, win 8, win 10) được thực hiện tương tự như nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn thực hiện trên Win 10.

Đối với hệ điều hành Windows 10, khi cắm cáp in vào cổng USB của máy tính, thì hệ điều hành sẽ tự nhận driver, chương trình điều khiển của máy in bạn không cần phải cài đặt vì hệ hiều hành Windows 10 đã tích hợp sẵn một số driver của nhiều hãng khác nhau.

Nhưng bạn lưu ý, driver mặc định của Windows chỉ cho phép chúng ta in ở dạng bản in nháp (draft), nên bản in sẽ bị mờ hơn so với driver gốc của hãng và hạn chế một số tùy chỉnh. Vì thế bạn nên tải và cài đặt driver của chính hãng để bản in đạt chất lượng in tốt nhất và sẽ tùy chỉnh được một số tính năng hiệu quả.

1.4. Bắt đầu cài đặt

  • 1.4.1 Cài trên hệ điều hành Win Xp 

  • 1.4.2 Cài trên hệ điều hành Win 7 32/64 bit 

  • 1.4.3 Cài trên hệ điều hành Win 8 32/64 bit 

  • 1.4.4 Cài trên hệ điều hành Win 10 64 bit 

Lưu ý: cách cài trên các HDH Win XP, Win 7, Win8, Win 10, cũng như phiên bản 32 bit hay 64bit hoàn toàn giống nhau!

Chỉ khác nhau ở bộ drivers và bộ cài đặt! Giao diện cửa sổ cũng hoàn toàn giống nhau, các bạn cứ xem những hình bên dưới mà thao tác nhé!

Bây giờ bạn mở thư mục chứa file cài đặt Driver vừa tải về. Click đúp chuột vào file “Setup.exe” để bắt đầu quá trình cài đặt nhé.

Bước 1: Khi tiến trình cài đặt bắt đầu diễn ra, các bạn chỉ việc bấm chọn Next để tiếp tục.

Bước 2: Chọn vào Yes để đồng ý các điều khoản sử dụng của nhà sản xuất.

Bước 3: Cửa sổ CAPT Printer Driver như ở trên, dòng thứ 2 là Install with USB Connection đã được chọn. Bạn click tiếp vào Next để tiếp tục.

Bước 4: Hộp thoại thông báo Warning mở lên bạn click chọn tiếp vào Yes như hình trên để tiếp tục nhé.

Bước 5: Ở tiến trình này, bạn phải chắc chắn là dây USB từ máy in đã được kết nối với máy tính. Lúc này quá trình cài đặt vẫn đang tiếp diễn.

Và khi quá trình cài đặt hoàn thành, hộp thoại như hình trên mở lên.

Bạn nhấp chọn vào Restart My Computer Now và click Exit, máy tính sẽ tự động khởi động lại.

Sau khi hoàn thành quá trình cài đặt Driver cho máy in Canon LBP2900 bạn chỉ cần khởi động lại máy tính của mình để hoàn tất quá trình cài đặt thành công máy in.

Bây giờ bạn có thể in ấn mọi loại tài liệu của mình bằng máy in vừa được cài đặt xong rồi. Công việc còn lại của bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + P để bắt đầu in văn bản ra giấy thôi.

2. Cách khắc phục lỗi không cài được driver máy in Canon 2900

Khi cài máy in canon 2900 phát sinh lỗi không cài được nguyên nhân có thể từ bộ source cài đặt, máy in chưa bật, máy in chưa cắm cáp USB kết nối giữa máy in và máy tính, Cáp in USB lỗi, hư. Máy tính bị giới hạn quyền cài đặt, hệ điều hành lỗi, nhiễu virus, và còn rất nhiều nguyên nhân, bạn từng bước kiểm tra và loại trừ những khả năng xảy ra và khắc phục dễ dàng.

Bước 1: Bạn nhập từ khóa services trong giao diện thanh tìm kiếm để truy cập phần quản lý dịch vụ trên máy tính.

Bước 2: Giao diện mới hiện ra, bạn chuyển sang trạng thái Start trong services Windows Installer hoặc nếu đang ở chế độ Start thì bạn chuyển sang Restart để khởi động lại. Bạn click và chọn Start.

Bạn thực hiện kiểm tra Service Print Spooler và tiến hành chuyển sang chế độ Start.

Bước 3: Bạn click file setup.exe với quyền Administrator để cài driver Canon LBP 2900 trên Windows.

Chỉ cần làm theo 3 bước theo hướng dẫn trên là bạn đã có thể khắc phục lỗi cài đặt máy in Canon LBP 2900/2900B trên Windows thành công rồi. Trường hợp cài đặt driver máy in lại mà không thể sử dụng được máy in thì bạn cần tiến hành reset máy tính rồi cài đặt lại driver.

3. Cách cài đặt máy in Canon 2900 in qua mạng (chia sẻ in qua mạng)

3.1 Phải tắt tính năng tường lửa (firewall)

Trước khi thực hiện thao tác chia sẻ in qua mạng bạn cần lưu ý phải chú ý tắt tường lửa theo các bước sau.

Bước 1: Trên thanh taskbar, nhấn chuột phải vào biểu tượng tìm kiếm và gõ "Firewall.cpl" như ảnh minh hoạ bên dưới.

Bước 2: Sau đó chọn tiếp" Turn off windows Firewall (not recommended) => OK.

Bước 3: Trên thanh taskbar, nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng chọn Network and Sharing Center chọn Change Advanced sharing settings.

Bước 4: Sau đó, các bạn nhấn vào tùy chọn Turn off password protected sharing trong mục Password protected sharing rồi nhấn vào Save changes để lưu cấu hình. Việc làm này sẽ loại bỏ bước đăng nhập user khi máy trạm khác muốn kết nối với máy in.

3.2 Tiến hành cài đặt chia sẻ qua mạng cho máy in Canon 2900

Sau khi thực hiện các bước tắt tường lửa như trên thì chúng ta sẽ tiến hành cài đặt chia sẻ in qua mạng theo các bước sau.

Bước 1: Trong cửa sổ Devices and Printers, click chuột phải vào máy in cần chia sẻ chọn Printer properties.

Bước 2: Lúc này hộp thoại mới mở ra, các bạn chọn tab Sharing rồi check dấu kiểm vào dòng Share this printer sau đó bấm Apply => OK.

Bước 3: Trong hệ thống mạng LAN, nhiều máy tính sẽ sử dụng nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau. Khi máy con kết nối qua máy chủ sẽ bắt add driver đúng phiên bản của hệ điều hành đang sử dụng, nên bạn phải thao tác việc này ở từng máy con. Bước này chỉ thao tác 1 lần trên máy chủ, thì máy con cài đặt sẽ tự add driver trong quá trình kết nối.

3.3 Truy cập máy tính khác để lấy dữ liệu cần in:

Để truy cập máy tính khác để lấy dữ liệu trong cùng hệ thống, bạn có thể vào máy tính trong mạng LAN thông qua việc nhập tên máy trên hộp Run.

Bước 1: Bấm đồng thời biểu tượng Windows + R để mở hộp Run trên Windows 10.

Bước 2: Trên hộp, nhập biểu tượng “Tên máy” rồi bấm Enter.

Khi đó, bạn sẽ thấy các thư mục mà thiết bị bạn vừa nhập có chia sẻ. Tùy theo tính bảo mật đã được setup trước đó mà các thư mục đó có thể đòi mật khẩu hoặc để chế độ công khai.

Bài viết này, Toàn Nhân hướng dẫn chi tiết quá trình cài đặt, khắc phục các lỗi thường gặp cũng như cách chia sẻ in qua mạng của máy in Canon LBP2900/2900B trên Windown. Đối với các Driver của tất cả các loại máy in khác được cài đặt tương tự.

Lưu ý một điều đối với các bạn là mỗi hệ điều hành chỉ tương thích với Driver máy in nhất định. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tự cài đặt Driver máy in trên máy tính của mình dễ dàng.


ƯU ĐÃI KỈ NIỆM 18 NĂM THÀNH LẬP

Chương trình ưu đãi đặc biệt duy nhất trong năm

NHẬN NGAY 2 VOUCHER TRỊ GIÁ 250K 

Khám phá thêm

Chia sẻ bài này
Blog của chúng tôi
Đăng nhập để viết bình luận