Hướng dẫn cách chọn máy in nhãn cho doanh nghiệp
16 tháng 1, 2022 bởi
| Chưa có bình luận

Hướng dẫn cách chọn máy in nhãn cho doanh nghiệp

Giống như những giải pháp in khác, việc tìm máy in nhãn phù hợp cho doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào mục đích sử dụng của bạn. Hãy cùng Toàn Nhân xem xét loại máy in nhãn nào sẽ phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp bạn nhé.

Nhu cầu in nhãn của doanh nghiệp bạn như thế nào?

Xác định nhu cầu của doanh nghiệp khi sử dụng máy in nhãn là bước quan trọng đầu tiên để tìm công nghệ phù hợp với nhiệm vụ của bạn. Đánh giá không đúng có thể dẫn tới việc lãng phí tiền bạc khi mua phải máy in nhãn không hợp. Trước khi quyết định mua máy in nhãn, hãy xem xét:

máy in nhãn

  • Việc in nhãn chỉ là tạm thời hay sử dụng lâu dài?
  • Mức độ thường xuyên in nhãn của doanh nghiệp
  • Một lần cần in bao nhiêu nhãn?
  • Tốc độ in có quan trọng hay không?
  • Chất lượng như thế nào?
  • Kích cỡ nhãn ra sao?
  • Bạn có cần thiết bị cầm tay không?

Hiểu được yêu cầu của doanh nghiệp cùng với mức chi phí định sẵn sẽ giúp bạn lựa chọn các dòng máy in nhãn một cách rõ ràng.

Nên chọn máy in phun hay in nhiệt

Trước khi tìm hiểu các loại máy in, hãy nhìn vào 2 cơ chế in mà bạn có thể lựa chọn.

máy in nhãn

Máy in nhãn dùng công nghệ in nhiệt

Loại công nghệ in này sử dụng nhiệt độ để tạo nên hình ảnh. Có 2 loại in nhiệt chính:

In nhiệt trực tiếp: Loại công nghệ này là khi vật liệu in sẽ chuyển tối màu khi có tác dụng nhiệt thông qua đầu in nhiệt. Việc này không cần tới mực hay ribbon, nhưng chỉ có thể tạo ra hình ảnh trắng đen và có thể bị mờ dần theo thời gian. Vì những lý do này mà nó phù hợp với thao tác in mã vạch.

In nhiệt gián tiếp: Khi nhiệt được áp dụng vào ribbon mực gốc resin hoặc gốc wax, phần vật liệu in đó sẽ chảy ra trên bề mặt ribbon và wax hoặc resin sẽ bám dính vào nhãn để tạo ra các chi tiết in. Các ribbon màu có thể sử dụng để in màu.

In nhiệt là công nghệ in nhãn truyền thống với mức chi phí được xem là khá hợp lí.

máy in nhãn

Máy in nhãn công nghệ in phun

Giống như công nghệ in nhiệt, chúng ta cũng có 2 loại công nghệ in phun khác nhau, là in phun nhiệt và in phun áp điện (Piezoelectric). Tuy nhiên, chúng ta sẽ nhìn vào công nghệ in phun áp điện vì nó nhanh hơn và chính xác hơn.

Trong công nghệ in phun áp điện, mỗi giọt mực được phun ra khỏi đầu in bởi một miếng kim loại tích điện đặc biệt. Những giọt mực này được phun vào bề mặt một cách chính xác ở một tốc độ cực nhanh khoảng 40,000 giọt mực/giây để tạo ra hình ảnh.

Công nghệ in phun áp điện rất nhanh, hiệu quả và vận hành với chi phí thấp. Các giọt mực chính xác tạo nên những nhãn màu chất lượng cao. Vì không phải sử dụng nhiệt nên nhiều loại mực có thể sử dụng được cho máy, bao gồm cả mực nhạy cảm với nhiệt, và máy in cũng sử dụng được lâu hơn.

Các loại máy in nhãn

Có rất nhiều loại máy in nhãn, mỗi loại được thiết kế để phù hợp với từng mục đích sử dụng. Sau đây là một loạt các lĩnh vực mà chúng có thể sử dụng vào:

Máy in nhãn để bàn hoặc cầm tay

Máy in nhãn nhỏ gọn có tốc độ in nhanh và dễ dàng cầm đi khắp mọi nơi và đây là giải pháp cơ động nhất cho hầu hết các văn phòng và nhà xưởng. Đừng để bề ngoài của chúng đánh lừa, những máy in mạnh mẽ này có thể đảm nhận được các nhiệm vụ to lớn và để phù hợp với yêu cầu của môi trường công nghiệp, bạn có thể tìm những mẫu máy này để sử dụng.

Máy in để bàn hoặc cầm tay phù hợp cho:

  • In nhãn quản lý trong môi trường văn phòng
  • In nhãn đăng nhập hàng hoá hoặc bảo mật cho IT để quản lý tài sản
  • In nhãn bền chắc để sử dụng trong viễn thông...
  • In nhãn sử dụng cho nhà xưởng, vận chuyển hàng hoá...
  • In nhãn dán các mẫu vật thí nghiệm, mẫu xét nghiệm y khoa, vòng tay...
  • In vé cho các hoạt động ngoại khoá
máy in nhãn

Máy in nhãn màu thương mại

Các máy in nhãn màu thương mại được thiết kế cho các nhiệm vụ nặng ký như nhà máy hoặc dây chuyền lắp ráp. Chúng yêu cầu các nhãn chất lượng cao có thể chống chịu được môi trường khắc nghiệt mà không gây ảnh hưởng tốc độ cũng như chất lượng in.

Máy in nhãn màu thương mại được thiết kế cho các lĩnh vực sau:

Nhãn sản phẩm như đóng gói bao bì thực phẩm, thông tin sức khoẻ, chất hoá học hoặc nhãn phân phối

Nhãn dán trong dây chuyền lắp ráp ví dụ như máy móc, logo và nhãn dán cảnh báo

Nhãn dán bao bì thực phẩm và nước uống

Nhãn dán cho ngành dược phẩm

Máy in nhãn công nghiệp

Đối với các doanh nghiệp yêu cầu hoạt động in nhãn khổ lớn, chẳng hạn như bộ chuyển đổi nhãn hoặc máy in thương mại, các máy ép nhãn lớn hơn và linh hoạt hơn đều có sẵn. Chúng có thể tạo ra các nhãn có kích thước tiêu chuẩn, hoặc chuyên dùng để in khổ lớn cho biển quảng cáo, bọc xe hoặc áp phích treo tường.

Chia sẻ bài này
Blog của chúng tôi
Đăng nhập để viết bình luận