44 Mã lỗi trên máy in HP và cách khắc phục
7 tháng 9, 2021 bởi
| Chưa có bình luận

44 mã lỗi trên máy in HP và cách khắc phục

Nếu máy in HP của bạn ngưng hoạt động giữa chừng, chắc hẳn nó đã mắc phải lỗi gì đó và màn hình sẽ hiện thị thông báo lỗi cho bạn. Những thông báo lỗi này hiện ra để giúp bạn tìm ra nguyên nhân và sửa chữa máy in laser HP của mình.

Tuỳ dòng mà sẽ có mã lỗi khác nhau nhưng mẹo khắc phục là như nhau. Hôm nay Toàn Nhân sẽ chia sẻ cho bạn top 44 mã lỗi thường gặp trên máy in laser HP cùng cách khắc phục.

Những lỗi máy in thường gặp trên máy in HP

Nguyên nhân và cách khắc phục 44 lỗi máy in HP

STTMÃ LỖINGUYÊN NHÂNCÁCH KHẮC PHỤC
102 – Warming UpLỗi cáp hoặc do lỗi drivers.Tắt máy và rút cáp (cáp USB hoặc I/O), sau đó mở lên lại. Nếu máy báo “Ready” thì update driver trước, nếu không cải thiện thì có thể do cáp in. Nhưng nếu vẫn không có thay đổi thì nguyên nhân là do phần cứng.
210 – Supplies Memory ErrorDo chip mực bị lỗi khiến máy không đọc được.Đầu tiên tắt và mở lại máy. Nếu không cải thiện thì rút và gắn lại hộp mực hoặc thay luôn hộp mực. Còn nếu vẫn không có kết quả thì do lỗi phần cứng.
311 – Paper OutNếu máy in không hết giấy thì có thể có vấn đề với khay giấy và cảm biến giấy.Đảm bảo máy in nằm trên bề mặt phẳng. Kiểm tra khay giấy xem có hư hỏng gì không và làm sạch lượng mực thải. Nếu không khắc phục được, kiểm tra cảm biến giấy hoặc làm sạch cảm biến quang.
412 – Open or No EPNếu hộp mực của máy không được lắp đặt đúng cách, điều này có nghĩa là nắp sẽ bị mở hoặc quạt làm mát bị lỗi hoặc là cảm biến PS5 bị lỗi.Kiểm tra các hộp mực có được lắp đúng cách không và các nắp được đóng. Nếu vấn đề không được khắc phục thì có thể do lỗi phần cứng.
513 – Paper JamMáy có thể kẹt ở 4 vị trí sau: Lấy giấy, in, sấy và đầu ra. Máy in HP đời sau này sẽ hiển thị vị trí bị kẹt giấy. Nếu bạn dùng giấy dày, đọc lại hướng dẫn giấy in cho máy.Bên cạnh việc làm theo hướng dẫn trên màn hình, bạn nên kiểm tra theo thứ tự các vị trí tiềm ẩn có thể kẹt giấy. Đừng dùng vật cứng để lấy giấy kẹt ra vì có thể làm hư máy. Nhưng sau khi lấy giấy kẹt ra mà vẫn xảy ra lỗi thì bạn bị lỗi phần cứng rồi đấy.
614 – No EP CartridgeMáy in của bạn không có hộp mực hoặc không thể nhận hộp mực.Tháo ra rồi gắn lại hộp mực có thể cải thiện được vấn đề.
716 – Toner LowCó thể là hộp mực sắp hết hoặc đã hết. Tuy nhiên nó cũng có thể là do lượng mực còn lại chưa được tơi.Lấy hộp mực ra và lắc đều để mực tơi ra. Còn nếu hộp mực đã hết thì hãy thay hộp mực mới.
820 – Memory OverflowThao tác in của bạn chiếm hết bộ nhớ máyGiảm dung lượng file in của bạn. Bạn có thể giảm độ phân giải DPI hoặc bỏ đánh dấu một số phần trong cài đặt. Hãy thử đơn giản hoá văn bản và hình ảnh hoặc có thể gắn thêm bộ nhớ rời vào máy.
921 – Print OverrunTương tự 8Tương tự 8
1022 – I/O ConfigurationXuất hiện lỗi kết nối giữa máy in và máy tínhNếu được, kết nối đến cổng khác trên máy in. Hoặc có thể thay cọng cáp khác và đảm bảo rằng máy tính được bật và cáp được gắn chắc vào cả 2 đầu. Nếu tình trạng không cải thiện thì phần cứng bị lỗi.
1124 – Job Memory FullQuá nhiều file in được gửi vào máy cùng lúc hoặc file in quá phức tạp mà máy không xử lý được.Giảm dung lượng file in của bạn. Bạn có thể giảm độ phân giải DPI hoặc bỏ đánh dấu một số phần trong cài đặt. Hãy thử đơn giản hoá văn bản và hình ảnh hoặc có thể gắn thêm bộ nhớ rời vào máy.
1225 – XXX Memory FullTương tự 11Tương tự 11
1330 – PS Error 16Đây thường là lỗi liên quan đến PostScript firmware. Ngoài ra cũng có thể do file PCL đang được gửi khi thao tác in đang ở chế độ PS hoặc file PostScript lỗi.Gắn lại PostScript SIMM hoặc thay thế nó. In một tệp PostScript khác để thay thế file lỗi.
1430.1.1 – Lỗi ổ đĩaỔ đĩa cứng của máy in bị hưBạn có thể sửa bằng cách bấm nút SELECT. Nếu không cải thiện được thì là lỗi phần cứng.
1540 – Data Transfer ErrorKết nối giữa máy in và máy tính bị đứtKiểm tra/thay thế cáp nếu cần. Đảm bảo các bản EIO nằm đúng vị trí. Nếu được kết nối với mạng, đảm bảo rằng địa chỉ IP trên máy in và driver không bị thay đổi và phải khớp. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể bấm nút SELECT để tiếp tục in nhưng dữ liệu dễ mất, VD là in lại những trang bị thiếu.
1641 – Lỗi động cơ máy in tạm thờiĐây là lỗi chỉ xảy ra tạm thời ở máy in, bạn sẽ dễ dàng khắc phục được lỗi này.Tắt máy in tại phần máy, sau đó tại phần nguồn và để đó 30s. Bật lên lại và gửi lệnh in lại.
1749 – Printer Error or Communication ErrorCó nhiều nguyên nhân khác nhau ở các dòng khác nhau, thường liên quan tới lỗi phần cứng, lỗi cáp hoặc lỗi firmwareĐầu tiên thử tắt đi mở lại máy in. Nếu vẫn bị lỗi thì thử update firmware và thay thế cáp nối máy in hoặc gắn lại bộ nhớ. Nếu vẫn không khắc phục được thì là do lỗi phần cứng.
1850.x – Fuser ErrorĐây là lỗi của lõi sấy hoặc nguồn điện cung cấp. Lỗi cụm sấy gồm những lỗi sau:
· 50.1: Cụm sấy không làm nóng được.
· 50.2: Thời gian làm nóng quá lâu. Có thể do nguồn cấp được hoặc lỗi phần cứng.
· 50.3: Nhiệt độ cao. Điện trở nhiệt quá nóng. Có thể do dòng điện có vấn đề.
· 50.4: Lỗi lõi sấy (hoặc do nguồn điện AC không ổn định). Thường do nguồn điện bất ổn gây ra (UPS, máy phát điện, ổ nối…)
· 50.5: Lõi sấy không ổn định hoặc lõi sấy không đúng loại.
· 50.6: Lõi sấy bị hở. Bộ phận làm nóng lõi sấy ngừng hoạt động. Lõi sấy bị quá nhiệt.
· 50.7: Áp lực từ lõi sấy làm cho máy móc bị lỗi
Những lỗi này, bạn cần liên hệ nhà sản xuất, nhà phân phối để được sửa chữa bởi đội bảo hành.
1951 – Lỗi tia cảm ứngTrên những model máy cũ, nó thường chỉ ra phần dưới cụm hộp mà màn trập laser bị thiếu/gãy. Còn ở dòng máy mới, lỗi này có thể ảnh hưởng cả bộ phận scanỞ dóng máy cũ, tìm miếng tab bị thiếu và thay hộp mực nếu cần. Ở dòng máy mới thì thay cả bộ phận scan.
2052 – Incorrect Scanner Speed ErrorMáy in sử dụng gương đa giác để phản chiếu tia laser qua hình ảnh. Lỗi này gồm những lỗi 52.1 và 52.2 cho thấy có vấn đề ở khâu này.Ở lỗi này, bạn cần mang máy đến cho đội bảo hành sửa chữa
2154 – Printer Error Cycle PowerCó nhiều lỗi gây ra vấn đề này. Trên một số model thì nguyên nhân này gây ra bởi seal bảo vệ hộp mực chưa được kéo ra hếtKiểm tra xem seal có được kéo hết chưa. Nếu chưa thì kéo hết ra ngoài. Còn nếu vẫn chưa được khắc phục thì liên hệ đội bảo hành.
2255 – Internal Communication Problem/ Controller ErrorThường do kết nối yếu giữa bộ điều khiển DC và formatter. Hoặc cũng có thể do lỗi lõi sấy, bộ phận laser, phần cứng DIMMS hoặc lỗi driver.Ở lỗi này, bạn cần mang máy đến cho đội bảo hành sửa chữa
2356 – Printer Divice ErrorNguyên nhân này tuỳ model máy mà sẽ khác nhau.Hãy thử những cách sau:
· Đảm bảo các khay giấy được lắp đúng cách.
· Cài đặt lại stacker.
· Có thể bạn đang cố in phong bì ở chế độ 2 mặt.
· Kiểm tra lại cấu hình máy.
· Tắt máy trong vòng 30s rồi bật lại.
2457.xx – Fan Failure/ Gears Seized/ Memory Card ErrorTrên các dòng máy HP sau này, lỗi này báo đang bị lỗi quạt, lỗi bánh răng và lỗi thẻ nhớ.Ở lỗi này, bạn cần mang máy đến cho đội bảo hành sửa chữa
2558.xx – ErrorCó nhiều nguyên nhân, tuỳ dòng máy: lỗi cảm biến môi trường, lỗi bộ điều khiển bộ nhớ, lỗi quạt, lỗi nguồn điện hoặc bộ điều khiển DC bị lỗi.Ở lỗi này, bạn cần mang máy đến cho đội bảo hành sửa chữa
2659 – Motor ErrorMáy in bị lỗi motor, thường là motor chính, motor sấy, motor trống ảnh hoặc motor ETC. Ở dòng máy HP cũ hơn thì mã lỗi 59 là lỗi bộ nhớ.Ở dòng máy cũ thì bạn chỉ cần cài đặt lại hoặc thay bộ nhớ mới. Còn dòng máy mới thì cần đem tới đội bảo hành để sửa chữa.
2760.xxỞ dòng máy mới, lỗi này liên quan tới lỗi nâng khay. Còn ở dòng máy cũ thì là lỗi bộ nhớ.Ở dòng máy cũ thì bạn chỉ cần cài đặt lại hoặc thay bộ nhớ mới. Còn ở dòng mới thì cần kiểm tra có vật lạ trong máy hay không.
2861 – Formatter, Memory ErrorMáy in của bạn có bộ nhớ SIMM kém hoặc không phù hợp, hoặc là bảng mạch formatter bị lỗi.Thử gắn lại chip nhớ trước. Nếu không khắc phục được thì bạn đã gặp phải lỗi bảng formatter.
2962 – Memory Error, Defective Formatter BoardMáy in của bạn có bộ nhớ SIMM kém hoặc không phù hợp, hoặc là bảng mạch formatter bị lỗi.Thử gắn lại chip nhớ trước. Nếu không khắc phục được thì bạn đã gặp phải lỗi bảng formatter.
3063 – Defective Formatter BoardMáy in của bạn có bộ nhớ SIMM kém hoặc không phù hợp, hoặc là bảng mạch formatter bị lỗi.Thử gắn lại chip nhớ trước. Nếu không khắc phục được thì bạn đã gặp phải lỗi bảng formatter.
3164 – Scan Buffer ErrorTuỳ dòng máy mà sẽ có nguyên nhân khác nhau: bộ điều khiển DC lỗi, firmware DIMMS không phù hợp hoặc kém chất lượng, hoặc bảng mạch formatter lỗi.Tắt máy in và ngắt nguồn điện trong 30s. Nếu vẫn bị lỗi, thử gắn lại DIMMs và bảng mạch formatter. Nếu vẫn không được thì thay mới DIMMS và formatter.
3265 – Scan Buffer ErrorTuỳ dòng máy mà sẽ có nguyên nhân khác nhau: bộ điều khiển DC lỗi, firmware DIMMS không phù hợp hoặc kém chất lượng, hoặc bảng mạch formatter lỗi.Tắt máy in và ngắt nguồn điện trong 30s. Nếu vẫn bị lỗi, thử gắn lại DIMMs và bảng mạch formatter. Nếu vẫn không được thì thay mới DIMMS và formatter.
3366 – External Paper Handling Device ErrorCó vấn đề với một khay giấy thêm hoặc hơn hoặc khay phong bì hoặc phần đi kèm, ví dụ kim ghim.Tắt máy, kiểm tra kết nối giữa các bộ phận. Nếu không khắc phục được thì có thể là lỗi của bộ cảm biến hoặc bảng mạch và bạn cần đem máy đi sửa chữa.
3467 – Service Printer error or Memory ErrorTuỳ model máy mà sẽ có nguyên nhân khác nhau: lội tạm thời, bộ phận dẫn giấy bị lỗi, kết nối yếu, bộ điều khiển hoặc SIMMS lỗi.Tắt máy và kiểm tra khay giấy xem có được lắp đặt đúng và không bị hỏng. Kiểm tra cáp I/O xem có gắn đúng cách không và có bị hỏng hay không. Hoặc có thể thay cáp khác. Gắn lại SIMMS hoặc thay mới. Nếu cần phải thay bộ điều khiển thì bạn cần đem đi sửa chữa.
3568 – Error in NVRAM. Service Error NVRAM Full.Bộ nhớ NVRAM bị đầy, dẫn đến có những thao tác không thể thực hiện đượcThử reset lại NVRAM. Đầu tiên in trang cấu hình máy, bạn cần cái này để nhập lại một số chi tiết. Bắt đầu reset bằng cách nhấn giữ nút “Reset” hoặc “Cancel Job” trong vòng 20s khi máy đang mở. In trang cấu hình thứ 2 và nhập lại chi tiết còn thiếu. Nếu vẫn bị lỗi thì bạn cần phải thay bảng mạch formatter.
3669 – Duplexer Error has Occured.Máy in gặp vấn đề ở bộ phận in 2 mặt.Kiểm tra khoang in 2 mặt xem có vật lạ gì trong đó hay không, sau đó tiến hành làm sạch. Nếu vẫn bị lỗi thì bạn cần thay mới bộ phận này.
3770 – Lỗi card MIO hoặc SIMMS hoặc hộp mực saiSIMMS hoặc hộp mực cài đặt không tương thích hoặc card MIO bị lỗi.Kiểm tra xem SIMMS với hộp mực xem có tương thích với máy bạn hay không. Còn lỗi card MIO rất hiếm.
3871 – Lỗi card MIO hoặc SIMMS hoặc hộp mực saiSIMMS hoặc hộp mực cài đặt không tương thích hoặc card MIO bị lỗi.Kiểm tra xem SIMMS với hộp mực xem có tương thích với máy bạn hay không. Còn lỗi card MIO rất hiếm.
3972 – Font hộp mực bị lỗi và lỗi bảng mạch FormatterSIMMS hoặc hộp mực cài đặt không tương thích hoặc card MIO bị lỗi.Kiểm tra xem SIMMS với hộp mực xem có tương thích với máy bạn hay không. Còn lỗi card MIO rất hiếm
4079 – Lỗi phần cứng nghiêm trọngMáy in của bạn thường sẽ bị một số lỗi phụ kiện đi kèm, đa số liên quan đến lỗi bộ nhớ, card I/O hoặc vấn đề về phần cứngCập nhật firmware mới nhất để giải quyết vấn đề. Nếu không khắc phục được, tháo bỏ các loại card/phụ kiện hoặc thay từng cái một để xác định nguyên nhân chính.
4180 – Lỗi card mạng hoặc bảng mạch formatterMáy in của bạn thường sẽ bị một số lỗi phụ kiện đi kèm, đa số liên quan đến lỗi bộ nhớ, card I/O hoặc vấn đề về phần cứngCập nhật firmware mới nhất để giải quyết vấn đề. Nếu không khắc phục được, tháo bỏ các loại card/phụ kiện hoặc thay từng cái một để xác định nguyên nhân chính. Nếu vẫn không khắc phục được thì phải thay formatter.
4281 - Lỗi card mạng hoặc bảng mạch formatterMáy in của bạn thường sẽ bị một số lỗi phụ kiện đi kèm, đa số liên quan đến lỗi bộ nhớ, card I/O hoặc vấn đề về phần cứngCập nhật firmware mới nhất để giải quyết vấn đề. Nếu không khắc phục được, tháo bỏ các loại card/phụ kiện hoặc thay từng cái một để xác định nguyên nhân chính. Nếu vẫn không khắc phục được thì phải thay formatter.
4389 – Lỗi PostScript ROMROM PS của bạn nằm không đúng chỗ hoặc là có chấu bị hư hoặc bị lỗiĐầu tiên, tắt máy in và kiểm tra nguyên nhân. Nếu không thì kiểm tra PS ROM để xem có hư hỏng gì không. Nếu vẫn bị lỗi thì thay PS ROM.
4499 – Cập nhật FirmwareCó lỗi ở phần firmwareHoặc update firmware hoặc thay thế phần cứng DIMM.

Vừa rồi là tổng hợp 44 mã lỗi ở máy in HP và cách khắc phục mà Toàn Nhân vừa chia sẻ với bạn. Chúng tôi hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ được phần nào những vấn đề mà bạn gặp phải trong quá trình vận hành máy. Nếu bạn muốn đảm bảo thì hãy mang thiết bị đến cho chúng tôi để được kiểm tra và sửa chữa theo đúng quy trình. Mọi chi tiết xin liên hệ Toàn Nhân để được hỗ trợ thêm.

Nếu bạn cảm thấy bài viết này hay và hữu ích, đừng ngần ngại bấm like và share nhé!

Chia sẻ bài này
Blog của chúng tôi
Đăng nhập để viết bình luận