Lợi ích của máy quét mã vạch
25 tháng 1, 2022 bởi
Nguyễn Vũ An Khánh
| Chưa có bình luận


Lợi ích của máy quét mã vạch

Máy đọc mã vạch hay máy quét mã vạch, còn gọi là máy quét giá hoặc máy quét tại điểm bán (POS) là một thiết bị đầu vào cầm tay hoặc cố định được sử dụng để nắm bắt và đọc thông tin có trong mã vạch. Đầu đọc mã vạch bao gồm máy quét, bộ giải mã (tích hợp hoặc bên ngoài) và cáp được sử dụng để kết nối đầu đọc với máy tính.

Những loại máy quét mã vạch trên thị trường

Có năm loại đầu đọc mã vạch cơ bản, mỗi loại có một lợi thế riêng. Đó là Wands Pen, Máy quét cố định, Máy quét CCD, Máy quét hình ảnh và Máy quét Laser. Chúng ta sẽ đi vào từng loại rồi sẽ nói đến lợi thế của máy quét mã vạch nói chung nhé.

Pen Wand (máy quét mã vạch dạng bút) là một đầu đọc mã vạch đơn giản được biết đến với độ bền và chi phí thấp; không chứa bất kỳ bộ phận chuyển động. Nó phải tiếp xúc trực tiếp với mã vạch ở một góc độ nhất định.

Máy quét cố định (Slot Scanner) hoạt động một chỗ và vật phẩm có mã vạch trên đó được kéo bằng tay qua mặt kính quét. Máy quét cố định thường được sử dụng để quét mã vạch trên thẻ nhận dạng.

Máy quét CCD thường được sử dụng trong bán lẻ bởi phạm vi đọc tốt hơn so với áy quét dạng bút. Nhược điểm của máy quét CCD là nó không thể đọc được mã vạch rộng hơn mặt kính quét của nó.

Máy quét ảnh (Image Scanner) sử dụng một máy ảnh nhỏ để ghi lại hình ảnh của mã vạch và sau đó sử dụng các kỹ thuật xử lý hình ảnh kỹ thuật số tinh vi để giải mã mã vạch.

Máy quét Laser, cầm tay hoặc cố định, không nhất thiết phải ở gần mã vạch để thực hiện công việc của mình và có thể dễ dàng đọc mã vạch cách xa tới 24 inch. Máy quét laser có thể thực hiện tới 500 lần quét mỗi giây để giảm khả năng xảy ra lỗi.

Lợi ích của máy quét mã vạch

Hệ thống quét mã vạch cung cấp một loạt các lợi ích, bao gồm hiệu quả hoạt động tốt, dịch vụ khách hàng tốt hơn và cải thiện khả năng hiển thị thông tin kinh doanh quan trọng cho quản lý.

Cứ 1.000 ký tự được nhập bởi người đánh máy thì có trung bình mười lỗi. Đối với Trình đọc ký tự quang học (OCR), cứ 10.000 lần đọc thì có một lỗi. Với máy quét dạng bút, hệ thống mã vạch chỉ có một lỗi trong mỗi 3.000.000 ký tự và với công nghệ laser, chỉ có một lỗi trong 70 triệu mục nhập. Đây là một con số đáng kinh ngạc mà bạn có thể tưởng tượng được ở một máy quét.

Khi tất cả các sản phẩm hoặc dữ liệu vật phẩm được quét mã vạch, gần như không có lỗi của con người khi dữ liệu được nhập. Máy quét mã vạch hoạt động như một giao diện người dùng được thiết kế để ngăn chặn đầu vào của dữ liệu không hợp lệ.

Người dùng máy quét mã vạch có thể học cách sử dụng thiết bị hiệu quả trong vòng chưa đầy 15 phút. Chi phí hệ thống thấp hơn các phương tiện nhập dữ liệu khác do sự tồn tại của phần cứng và phần mềm.

Các hệ thống mã vạch có thời gian hoàn vốn từ 6 – 18 tháng và chúng cung cấp mức độ tin cậy cao nhất trong nhiều ứng dụng thu thập dữ liệu. Hệ thống mã vạch tạo ra giá trị không chỉ bằng cách tiết kiệm thời gian, mà còn bằng cách ngăn ngừa các lỗi tốn kém.

Thông tin là tài sản quý giá nhất cho bất kỳ tổ chức nào. Mọi tổ chức nên bảo vệ dữ liệu hoạt động của mình bằng quản lý dữ liệu đáng tin cậy bằng cách đảm bảo tính chính xác và tính sẵn sàng của dữ liệu. Thiết bị quét mã vạch giúp các công ty duy trì chuỗi cung ứng chính xác và quản lý dữ liệu vận hành.

Chia sẻ bài này
Blog của chúng tôi
Đăng nhập để viết bình luận